Pages

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

Sự quá lố trong quảng cáo các sản phẩm công nghệ

Khi công nghệ thông tin bùng nổ, mọi vấn đề được giải quyết chỉ cần qua một lần click chuột. Thế nhưng đằng sau nó vẫn còn nhiều điều đang được đem ra mổ xẻ.

Tom Davenport là người đã đưa ra khá nhiều ý kiến trong vấn đề này. Hãy xem ông nói gì về những chiêu thức quảng cáo công nghệ hiện tại trên mạng internet qua bài viết sau. Cuối cùng tôi – Tom Davenport – cũng đã đọc hết tất cả những phản hồi xung quanh những bài viết của mình. Và những người đưa ra các ý kiến đó đã khiến tôi thực sự chú ý.

Có thể nói rằng, từ đó tôi đã rút ra được hai điều mà không cần đến những phân tích quá rắc rối.

Thứ nhất, số lượng phản hồi nhiều hẳn lên khi tôi đề cập đến những khía cạnh tiêu cực của công nghệ phổ biến (ví dụ như bài công nghệ mạng xã hội).

Tôi cho rằng nguyên nhân chính là: trong xã hội ngày nay, bộ máy quảng cáo thổi phồng về công nghệ vừa phổ biến rộng khắp lại vừa linh hoạt, và bất cứ ai cưỡng lại nó hoặc sẽ được tán dương hoặc sẽ bị công kích.

Không phải tất cả các phản hồi đều phác bác lại ý kiến của tôi, và không phải phản bác nào cũng đều sắc sảo và có tính biểu cảm cao. Tuy nhiên, về điểm này, tôi nghĩ trước đây người ta dễ nói “công nghệ này thay đổi mọi thứ” hơn là “công nghệ này thật sự không thay đổi gì nhiều” và bỏ nó đi.

Chúng ta sống trong một thời kỳ của sự sùng bái công nghệ. Nếu công nghệ có thể thay đổi cuộc sống nhiều như trên giả thiết thì giờ đây chúng ta đã sống trong một thế giới tốt đẹp hơn nhiều. Và mọi lĩnh vực kinh doanh đều có thể sinh lợi.

Tất cả những ý kiến trên cho thấy vấn đề liên quan đến công nghệ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn mong đợi. Những ý kiến tôi nhận được xung quanh những bài viết về công nghệ gần đây trên Facebook và LinkedIn nhiều gần gấp năm lần phản hồi đối với bài “Khả năng phát triển bền vững”.

Thông tin nào đáng quan tâm hơn? Tầm quan trọng của vấn đề khả năng phát triển bền vững là cao hơn hẳn, nhưng lại không có nhiều nhận xét về nó. Có thể là do tôi viết không thực sự cuốn hút.

Thế nhưng, chúng ta thấy rằng, không khó để có thể tìm thấy những ý kiến nhận xét xung quanh chủ đề về công nghệ. Trong khi vấn đề đó lại vô cùng khó khăn ở những chủ đề mang tính chất quan trọng hơn hẳn xét về lâu dài.

Đây là một bằng chứng:

Thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm qua là gì? Không phải về nước Iraq, không phải tình trạng trái đất nóng dần lên, không phải cô ca sĩ Hillary, càng không phải Britney, mà là điện thoại iPhone của hãng Apple

Thứ hai, về một khía cạnh hoàn toàn khác biệt, tôi nhận thấy hầu hết độc giả của mình – hay ít ra những người phê bình là người Ấn Độ, hay có tên họ nghe giống Ấn Độ. Đây cũng là trường hợp của những lời bình trên diễn đàn mở rộng tại phần Kiến thức Kinh doanh HBS (HBS Working Knowledge) và những blog khác tôi đã xem.

Điều rút ra không phải những người đó xem trang nào mà là họ có tinh thần ham hiểu biết. Thực tế những công dân Ấn Độ, hay những công dân mang nguồn gốc Ấn Độ, rất tích cực đọc và bình luận những blog về quản trị.

Việc ấy khiến tôi nghĩ họ sẽ nắm được kiến thức trước hầu hết mọi người trên thế giới.

Nền kinh tế Ấn Độ, tất nhiên, đã phát triển nhanh, và người ta trông đợi nó sẽ còn tăng trưởng vượt bậc nhờ vào sự quan tâm của người dân trong nước về những ý tưởng quản lý.

Nếu người ta có thể mua cổ phiếu cho quốc gia, tôi chắc rằng “cổ phiếu Ấn Độ” vẫn sẽ xứng đáng là một lựa chọn tốt, thậm chí sau khi đã tăng đáng kể.

Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng vui mừng đón nhận những đóng góp từ bất cứ đâu, của bất cứ ai, về bất cứ chủ đề nào. Cảm ơn các bạn đã dành sự quan tâm đến những bài viết của tôi trong suốt năm qua.

Theo VNN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét