Pages

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Mỹ: Quảng cáo trên tài sản công cộng – Kỳ II

Không có gì là bí mật về lý do tại sao những thành phố lại niềm nở, háo hức với ý tưởng bán không gian để quảng cáo tại những khu vực bị hạn chế trước đây như công viên và các công trình công cộng: hầu hết những thành phố này đều đã “cháy túi” hoặc lâm vào cảnh nợ nần.

Ví dụ như vào năm ngoái, thành phố Colorado Springs thâm hụt ngân sách 10 triệu USD (nếu bạn nghĩ con số này nào có thấm tháp gì đối với một thành phố thì tôi có thể cho bạn biết dân số của Colorado Springs chỉ vào khoảng 407 ngàn người).

Tháng trước, chính quyền thành phố đã thông báo về sự hợp tác với Active Network of California để khai thác những quảng cáo và nhận tiền tài trợ từ tài sản công cộng.

“Để hình thức này đến đúng lúc, kịp thời với nền kinh tế hiện tại, chúng tôi đã phải nghiên cứu, cân nhắc 3 đến 4 năm nay”, Sue Skiffington Blumberg, giám đốc truyền thông công chúng của thành phố phát biểu với báo giới. Mặc dù Blumberg nói rằng thành phố “sẽ không gắn quảng cáo lên tất cả mọi thứ”, nhưng vô số ý tưởng đã nằm trên bàn chờ được xem xét, thông qua.

Chẳng hạn như quyền đặt tên cho công viên mới của bang, theo Blumberg, cũng nằm trong số những ý tưởng đó. Tờ Denver Post đưa tin, thành phố hy vọng thu được 5 triệu USD từ nỗ lực hợp tác này.

Còn ở thành phố New York, “quảng cáo lên tất cả mọi thứ” đã trở thành một điều hiển nhiên, cũng chính là lý do chính quyền thành phố dường như ít quan tâm đến việc liên hệ với những người làm quảng cáo và không cảm thấy hối tiếc về việc đó.

Tại Brooklyn, ủy viên hội đồng thành phố David Yassky (một người theo đảng Dân chủ) vẫn miệt mài cổ động cho việc bán không gian quảng cáo trên bề mặt của thùng rác và xe chở rác cho những người làm quảng cáo, cũng như đang phác thảo ý tưởng này để đưa vào dự luật. Người phát ngôn của Yassky là Danny Kanner nói, nhà làm luật “đưa ra đề xuất trên vì đó là một nguồn thu chính đáng trong thời kỳ thành phố phải nỗ lực tận dụng những nguồn tài chính tiềm năng”.

Một cách thức quảng cáo tương tự khác cũng đã tồn tại, trước khi hội đồng thành phố cho phép bảng quảng cáo được đặt trên bề mặt bằng gỗ dán của những giàn giáo dựng xung quanh các tòa nhà đang được xây dựng hoặc sửa chữa.

Nhiều năm qua, những tấm bảng này là không hợp pháp, bất chấp hội đồng thành phố có quan điểm khác. Chính sách đang được xem xét sẽ cho phép thành phố được thu một khoản phí và có thể nhận được một phần chia trong doanh thu của các công ty.

Theo Gruen từ Hội nghệ thuật thành phố, người đã tiến hành nghiên cứu nhằm chống lại chính sách trên, trong môi trường kinh tế hiện tại, đề xuất đã nhận được nhiều sự ủng hộ. “Tất cả các thành viên hội đồng của ủy ban xem xét nói rằng chính sách sẽ đem lại lợi ích cho cả thành phố và các công ty, và lý do thực sự là, thành phố cần tiền.”

Đúng như thế, thành phố thực sự cần tiền. Những đường tàu điện ngầm cần tiền. “Chúng tôi sẽ bị thâm hụt ngân sách 1,2 tỷ USD vào năm 2009.” , Aaron Donovan – tổng thư ký Ủy ban vận tải thành phố, cho biết. “Vì vậy mà chúng tôi đang lật tung từng viên đá lên để tìm những nguồn thu mới, và quảng cáo là một trong số những gì chúng tôi tìm thấy”.

Trong năm 1997, doanh thu từ bán quảng cáo tại những khu vực tàu điện ngầm của thành phố là 38 triệu USD. Con số này là 106 triệu USD năm 2007, và đến năm 2008 đã là 125 triệu USD. Những công ty ký kết thỏa thuận quảng cáo gồm có History Channel và khu resort sở hữu những khách sạn Marriott tại bãi biển Miami Eden Roc.

Ngoài hình thức trang trí hình ảnh lên những chiếc xe điện ngầm hoặc cột chống ở các nhà ga, Ủy ban vận tải thành phố còn có 2 ý tưởng khác cho các bảng quảng cáo để các công ty lựa chọn.

Đầu tiên là ý tưởng “station domination” (tạm dịch “sự thống trị ở nhà ga”), trong đó tất cả không gian quảng cáo của một nhà ga được bán hoàn toàn cho một người mua.

Một ý tưởng khác là quảng cáo theo kiểu flip-book (flip-book là một quyển sách với những hình vẽ liên tiếp nhau trên từng trang, khi lật nhanh quyển sách ta có cảm giác như đang xem hình ảnh động) trên tường của đường hầm, đã được các hệ thống tàu điện ngầm ở Atlanta, Montreal, và vài thành phố khác thử nghiệm.

Kết quả là khi tàu điện chạy, chuỗi panô trên tường tạo nên hình ảnh động, có cảm giác như quảng cáo cũng đang “di chuyển”. Và với những ai chống lại những ý tưởng trên, thì Donovan cho rằng lựa chọn rất đơn giản : “Quảng cáo nhiều là cách đơn giản để tránh cho giá vé tăng cao”
Tại những thành phố nhỏ hơn, đặc biệt là những thành phố phụ thuộc vào thắng cảnh thiên nhiên để lôi kéo khách du lịch, những thỏa thuận với người làm quảng cáo thường tinh tế hơn.

Chẳng hạn như thành phố biển Huntington, bang California với tên gọi khác là “thành phố lướt sóng” (Surf city) để miêu tả vùng biển gần bờ dài 3km còn hoang sơ thu hút dân lướt ván vừa giảm bớt gánh nặng ngân sách của mình bằng cách ký kết thỏa thuận với hãng xe hơi Toyota.

Trong thỏa thuận, thành phố đuợc cung cấp 17 chiếc xe hơi 4 cầu mới mà những người cứu hộ hiện giờ đang sử dụng để tuần tra bãi biển công cộng (và đôi khi ghi giấy phạt cho những chiếc xe không đậu đúng nơi quy định).

Vậy thì về phần mình, Toyota sẽ được gì? “Đây là kiểu quảng cáo không quá phô trương, không ầm ĩ”, giám đốc phát triển và nhượng quyền Dave Dominguez cho biết. “Đây là những phương tiện mang tên Toyota của thành phố biển Huntington, mọi người có thể nói thế, và Toyota có quyền sử dụng danh tiếng của “thành phố lướt sóng” trong quảng cáo của họ.

Theo Dominguez, thành phố muốn đạt sự hợp tác theo cách đó vì muốn tránh “sự bừa bãi, mất mỹ quan gây ra bởi những tấm banner và logo”. Ông ước tính rằng thành phố Huntington đã tiết kiệm được khoảng 500 ngàn USD hằng năm số tiền mà thành phố sẽ phải thu từ tiền thuế của người dân nếu họ tự ra ngoài và mua những chiếc xe hơi mà hiện đang tài trợ cho mình.

Kỳ tới: Nào, mình cùng lên xe buýt!

Theo Vietnambranding

0 nhận xét:

Đăng nhận xét