Pages

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

# Diện mạo của ngành quảng cáo trong trò chơi điện tử #

Quảng cáo trong trò chơi điện tử vẫn còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số nhà quảng cáo khen ngợi loại hình này và sử dụng rất tích cực, số khác thì không dấu được sự hoài nghi và coi đó chỉ là thứ trào lưu mốt rỗng tuếch được báo chí và các hãng quảng cáo tâng lên chỉ nhằm mục đích làm tiền từ công ty quảng cáo.



Mặc dù có sự khác biệt cơ bản trong các quan điểm liên quan đến trò chơi điện tử, chúng ta cần nhận thấy rằng thị trường quảng cáo trong trò chơi điện tử đang tăng lên hàng năm. Thực vậy, theo số liệu dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Park Associates thì đến năm 2012, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, thị trường quảng cáo trong trò chơi điện tử đã có giá trị không dưới 969 triệu USD.

Trong bài báo này, chúng ta sẽ không nói chi tiết về tính hiệu quả của dạng quảng này, mà tốt hơn là chúng ta sẽ xem xét những dạng quảng cáo nào trong trò chơi điện tử đang tồn tại tại thời điểm hiện nay. Đây chắc chắn là một vấn đề thú vị.

Trò chơi trương hiệu

Việc lập ra cái gọi là advergames là phương án quảng cáo đơn giản nhất trong trò chơi điện tử. Thông thường đó là trò chơi có kích thước không lớn, lấy từ mạng internet hoặc được đưa trực tiếp vào mạng thông qua các trình duyệt (trong thời gian gần đây phương án này chiếm ưu thế hơn). Những trò chơi này được soạn ra với một mục đích duy nhất – quảng cáo sản phẩm. Tất nhiên là tất cả trò chơi này luôn được cho miễn phí, vì rằng mục đích của công ty là để cho càng nhiều người làm quen với trò chơi.

Theo cấu trúc thì advergames thường rất đơn giản. Đó là những trò chơi không lớn, không thể hiện nhiều kỹ thuật mới, những cốt truyện chấn động nào đó hoặc cảnh cướp bóc. Nhưng chúng là những kẻ giết thời gian thực sự. Chúng ta dẫn ra một vài ví dụ của trò chơi kiểu này.

Mới đây công ty SAB Miller cho ra đời trang web Derevushka.ru, về bản chất đây là một trò chơi quảng cáo nhỏ cho bia Tiệp “Velkopopovitsky Kozel”. Nội dung của trò chơi là bạn cần phải thu thập tấm thẻ của làng nông thôn nổi tiếng này, nơi mà lọai bia này được đặt tên. Để làm được điều đó, người ta phải tiến hành nhiều cuộc tìm kiếm khác nhau. Về bản chất trò chơi là một câu đố nhỏ ngẫu nhiên. Nó được thực hiện khá đẹp. Nhà thiết kế như đang đưa bạn viếng thăm nước Cộng hoà Séc. Bản thân câu đố thực sự thú vị do nó có khả năng cuốn hút người chơi.

Khi đang chơi, thỉnh thoảng ta có thể ghé vào tửu quán, nơi ta được mời uống món bia tTệp nổi tiếng “Velkopopovitsky Kozel”. Dĩ nhiên là trò chơi này không những trở thành một món quà thú vị cho tất cả những người yêu quý loại bia này, mà còn lôi kéo được những người bình thường sẽ có thể mua dùng thử. Thực sự diễn ra thế nào nói ra cũng khó, nhưng quảng cáo trò chơi đã được truyền bá rộng rãi trong nhiều website thông dụng. Thông tin bình luận phản hồi không thấy có.

Ví dụ thứ hai về advergame - con đẻ của Intel, được lập ra cho bộ vi xử lý mới. Tôi đã mô tả trò chơi này. Chúng ta sẽ một lần nữa lưu ý đến thông tin này:

Công ty Intel, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý cho máy tính cá nhân và các thiết bị viễn thông, cùng với hãng quảng cáo Godfrey Q và Partners đưa ra trò chơi trực tuyến có tên là Robo Brawl (cuộc chiến giữa những con rô bốt). Trò chơi này được tạo ra với mục đích quảng bá cho bộ vi xử lý mới Xeon của công ty Intel. Cần lưu ý yếu tố sau, bộ vi xử lý Xeon về mặt sản xuất ưu việt hơn hẳn bộ xử lý ngang hàng Intel Core 2 Duo và về bản chất nó định hướng đến các chuyên gia IT, nhà thiết kế, nhà nghiên cứu khoa học và công nghiệp điện ảnh. Khi tính đến khách hàng mục tiêu này, hãng quảng cáo quyết định lựa chọn chủ đề chính của trò chơi – cuộc chiến giữa những con Rô bốt.

Tất cả được bắt đầu từ việc bạn cần phải thiết lập rô bốt chiến binh của mình từ những chi tiết riêng lẻ. Khi đó đối với mỗi dạng rô bốt có thể sử dụng một số lượng nhất định các chi tiết này (chính xác hơn là các đặc tính của chúng). Về tổng thể rô bốt được tạo thành từ ba phần cơ bản: vũ khí, vỏ bọc và phần chuyển động. Sau khi lắp ráp xong, công việc phải thực hiện là chiến đấu với 5 đối thủ khác. Mỗi khi thắng trận bạn sẽ nhận được những điểm đặc biệt, với số điểm này bạn có thể dùng để mua linh kiện hoàn thiện cỗ máy chiến đấu của mình. Những điểm này được gọi là “Điểm Xeon”. Tên gọi này không phải là ngẫu nhiên. Intel cho rằng, trong thời gian chơi trong nội tại khách hàng tiềm năng cần sẽ xuất hiện sự liên tưởng mà nó có thể gắn kết sự mạnh lên về khả năng chiến đấu của rô bốt với việc sản xuất bộ vi xử lý Xeon. Đại diện của Intel cũng lưu ý:”Bạn chơi càng nhiều thì thông điệp quảng cáo về bộ vi xử lý Xeon càng thấm vào ý thức của bạn”.

Ý kiến riêng của tôi là – trò chơi được tạo ra ở mức độ cao siêu, và thực sự nó đã đạt được mức độ này. Thực vậy rất rõ ràng, nó được làm ra không phải cho kỹ năng nhanh tay nhanh mắt. Ngoài ra, đây là một khía cạnh hết sức quan trọng. Sau khi tôi thua trong cuộc chiến đầu tiên, lúc giải lao có một con rô bốt nhỏ đề nghị xem một đoạn băng video, trong đó chỉ ra các khả năng mà server sử dụng bộ vi xử lý Xeon có thể đem lại lợi ích cho kinh doanh. Thật là một sự thể hiện uyên bác. Quảng cáo rất đúng chỗ.

Tất nhiên khi thiết lập advergame cần phải hiểu là làm ra để làm gì, công ty đặt ra những mục đích gì, đã chuẩn bị đầu tư cho trang thiết bị gì. Chỉ khi hiểu điều này thì mới có thể hy vọng về một kết quả nào đó. Vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ là những trò chơi này có thể thực sự làm tăng doanh số bán hàng của công ty hay không? Các ý kiến của các nhà tiếp thị về vấn đề này rất khác nhau. Người thì cho rằng các trò chơi này chỉ là bước tạo ra hình ảnh. Trong mức nào đó thì những lời của họ được khẳng định ít nhiều vì các trò chơi có chất lượng chỉ do có các công ty lớn làm ra. Nhưng mặt khác, khi có hàng triệu người tham gia vào trò chơi thương hiệu thì nó chắc chắn không phải là màn quảng cáo sản phẩm tồi. Thực vậy, trong trò chơi được mô tả trên đây của Intel sử dụng video thông tin về sản phẩm mới của công ty, nó đã làm tất cả mọi người làm việc trong lĩnh vực IT quan tâm. Nghĩa là trò chơi của Intel đã được soạn ra để truyền đạt thông tin đến khách hàng mục tiêu.

Quảng cáo trong trò chơi thông thường

Trước khi phân tích các hình thức quảng cáo trong các trò chơi thông trường nên lướt qua xem việc này đã được bắt đầu từ lúc nào. Các biểu hiện quảng cáo đầu tiên xuất trong trò chơi điện tử vào nửa sau những năm 90 của thế kỷ XX. Người ta cho rằng công ty điện tử Arts là người đi đầu tiên trong lĩnh vực này. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điển tử nổi tiếng như FIFA, NHL, NBA và một số trò chơi khác. FIFA là trò chơi đầu tiên có bố trí quảng cáo thực thụ. Trong trò chơi có sự hiện diện các tấm bảng quảng cáo quanh sân vận động, trên đó bố trí các thương hiệu nổi tiếng mà người hâm mộ đã quen nhìn trong những trận đấu thật. Từ thời điểm này quảng cáo đã đi vào thế giới của trò chơi điện tử. Ngày nay tại công ty Electronic Arts có nguyên một chi nhánh chuyên hoạt động về lĩnh vực kinh doanh quảng cáo trong trò chơi điện tử.

Trong bản thân trò chơi, người sử dụng nhìn chung là tương tác tích cực đối với quảng cáo. Họ cho rằng điều đó làm cho trò chơi có vẻ thực hơn. Điều quan trọng là sao cho quảng cáo không làm cản trở tiến trình chơi. Theo các dữ kiện do công ty nghiên cứu chỉ ra là người chơi có cái nhìn đúng mực với quảng cáo, còn nhà quảng cáo rất hài lòng. Ở một mức độ nào đó thì nó đúng như vậy, nhưng trong trò chơi tồn tại một vấn đề nghiêm trọng không được bị các nhà làm quảng cáo bỏ qua – vấn đề tính toán hiệu quả quảng cáo.

Hiện tại câu chuyện đang nói về điểm tương tác huyền hoặc nào đó, khi bản chất hiệu quả chính là số lượng người chơi trò chơi. Có lúc báo chí thường nhấn mạnh là có nhiều người mua trò chơi cướp biển, trong đó cũng có quảng cáo. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta không biết được ai là người trong số người mua thực sự nghiêm túc chơi trò chơi và ai là người để ý đến quảng cáo. Trong khi đang bắn nhau, đang đua và chơi trò game thủ không dễ gì họ để ý đến sản phẩm quảng cáo.

Mặt khác các bên quảng cáo trong trò chơi điện tử chỉ ra là người chơi có nhận thấy quảng cáo. Thực vậy nhiều người trong số họ, khi nhìn thấy các vật có thực trong trò chơi lấy làm rất ngạc nhiên, và sau đó kể lại cho người khác một cách khoái chí. Bởi vì tất cả y như thật! Chúng ta hãy cùng xem, có những dạng quảng cáo nào trong các trò chơi thông dụng tại thời điểm hiện nay.

Tài trợ trò chơi

Sự tài trợ là một trong những phương án quảng cáo trong trò chơi. Ngay lập tức, chúng ta nhớ đến công ty “Megafon”, công ty tài trợ cho trò chơi “Death Track: sự phục sinh”. Quảng cáo điều khiển có mặt khắp nơi. Vào ngay đầu trò chơi, chiếc ô tô đầu tiên cung cấp cho người chơi được sơn theo màu của công ty. Xung quanh đường chạy thấy sự hiện diện của các công trình kiến trúc vẽ ba chiều quảng cáo cho Megafon, banner và nhiều thứ khác nữa.

Ngoài ra, trong hộp chứa đĩa trò chơi còn có tờ rơi quảng cáo của “Megafon”. Trong công ty ,người ta quyết định tài trợ cho trò chơi này vì phần lớn những người điều khiển xe là những người trẻ tuổi - những người rất quan tâm thích thú với trò chơi này.

Thêm một trong những ví dụ nổi tiếng nữa về việc tài trợ trò chơi là một phần từ bộ đua xe nổi tiếng – Need For Speed. Nếu như trí nhớ của tôi không thay đổi, thì vào phần năm (hoặc phần bốn gì đó) của trò chơi trong bãi đậu xe của người chơi chỉ còn lại mỗi loại xe Porche. Hơn nữa là ở đó có mặt nhiều đời xe khác nhau. Trò chơi này rất tốt cho việc quảng bá thương hiệu xe hơi.

Quảng cáo trong bản thân trò chơi

Dạng quảng cáo này đã được nhắc đến ở phần trên. Trong cuộc đua xe nó có thể thể hiện trong dạng bảng quảng cáo dựng gần đường đua. Trong trò chơi “Tuần đêm”, hoạt động của nó diễn ra trên đường phố của thủ đô Nga, khắp mọi nơi được trang hoàng bởi các biển quảng cáo “Alpha Bank Express”.

Có lẽ, điều quan trọng nhất khi bố trí quảng cáo loại này là làm sao cho nó thực sự phù hợp với trò chơi. Chúng ta nói rằng, trong trò chơi viễn tưởng nào đó quảng cáo tỏ ra không tốt lắm. Mặc dù các nhân viên và hãng định kỳ tìm thấy được ở đây phương pháp làm việc đủ chuẩn mực. Ví dụ, trong trò chơi viễn tưởng Wizards World, công ty “Finam” đã biết cách tiếp cận với công việc. Qua trò chơi ,người ta có thể mua được cổ phiếu quỹ đầu tư. Ở “Finam” người ta hy vọng là một số người sau này sẽ qua tâm đến cổ phiếu quỹ đầu tư trong cuộc sống đời thường.

Cũng đáng để đưa ra quảng cáo trong ví dụ bình xịt phòng Axe trong trò chơi Splinter Cell, mà về bản chất không khác gì với việc chúng ta quen nhìn thấy trong thực tế. Trong trường hợp này là những bảng quảng cáo rất bình thường ngập tràn bất cứ thành phố lớn nào.

Quảng cáo thương hiệu trong phim (Product Placement)

Product Placement (PP), có lẽ là dạng quảng cáo thú vị nhất và phổ biến nhất trong các trò chơi điện tử tại thời điểm này. Có một số lượng nhất định các dạng khác nhau của loại quảng cáo tương tự này, nhưng thực sự chúng lại rất khác nhau. Dạng quảng cáo đơn giản nhất của Product Placement đơn thuần chỉ là sự có mặt của sản phẩm nào đó trong trò chơi, lúc đó nó đơn giản là có mặt ở đó, và không mang bất cứ một ý nghĩa thực sự nào cả. Ví dụ, có thể chỉ là việc dịch chuyển một chai Coca-Cola đang nằm trong tủ lạnh hoặc là vào lúc nào đó ta thấy nó nằm đằng sau máy vi tính trên kệ của văn phòng ảo.

Phương pháp thứ hai thú vị hơn nhiều. Ở đây vấn đề thương hiệu được đưa vào trong trò chơi. Trong những trường hợp này, việc nhớ đến quảng cáo đóng vai trò quan trong trọng hơn rất nhiều. Ví dụ trò chơi Splinter Cell ngay lập tức đi vào vào trí nhớ của chúng ta. Trong trò chơi này, nhân vật chính luôn luôn sử dụng máy điện thoại di động Sony Ericsson P900. Đơn giản vì không có nó không thể di chuyển đến được đích. Và sử dụng điện thoại di động trong Splinter Cell trở thành công việc thường xuyên.

Trong trò chơi đua xe nổi tiếng thường xuyên có thể nhìn thấy các ví dụ về Product Placement, khi đó các loại ô tô đua được xác định bởi các công ty đã ký hợp đồng với nhà sản xuất. Còn trong trò chơi “Cuộc tuần tiễu ban ngày” Product Placement tương tự lại nhiều lần thú vị hơn. Ở đây có hẳn một văn phòng thực thụ của hãng cung cấp dịch vụ nổi tiếng Corbina Telecom. Đó là một phần không thể thiếu được của trò chơi, phải ghé qua thăm văn phòng thì sau đó mới có thể đi tiếp.

Cũng có những ví dụ không được thành công lắm theo dạng Product Placement. Như là công ty McDonalds thỏa thuận với công ty Electronic Arts phải làm sao cho các nhà hàng của họ phải có mặt trong mạng Sims. Với những người lập trình, dĩ nhiên là họ đồng ý ngay, nhưng những người sử dụng thì họ tiếp nhận không được nhiệt tình cho lắm. McDonald’s bị sa vào nhiều câu chuyện phiếm và không gây được sự phổ biến rộng rãi trong thế giới ảo. Công ty IKEA cũng có bước đi như vậy. Ở đây không bị thất bại như thế. Nhưng cũng không có được kết quả khả quan nào. Cũng giống như trong trường hợp Sims người chơi cũng có thể mua về các loại đồ gỗ từ IKEA.

Trò chơi đơn giản

Bây giờ đã tới lúc nói về các trò chơi đơn giản. Đó là gì vậy? Đó là những trò chơi mini. được tải về từ internet. Có lẽ các ví dụ điển hình nhất là trò tetris, con rắn, Pac-man và bất cứ trò chơi câu đố lôgíc nào. Thường thì nó được phổ biến miễn phí, hoặc trả phí rất thấp trong khoảng 20 đô la. Đa phần người chơi trò này là phụ nữ trên 25 tuổi. Nghĩa là những người thực hiện phần lớn công tác mua hàng trên thế giới. Tất nhiên, nhà quảng cáo không thể không lưu ý phân khúc thị trường này.

Dĩ nhiên là quảng cáo phải có mặt. Trong trường hợp này, quảng cáo đã được phân phối hoàn toàn miễn phí, còn người sử dụng phải chịu mất thì giờ để xem quảng cáo. Có một số phương pháp quảng cáo trong các trò chơi kiểu này. Một trong số đó là người chơi nhìn thấy đoạn quảng cáo giữa hai phần của trò chơi. Ngoài ra, trong các trò chơi dạng này, người ta còn sử dụng các bảng quảng cáo truyền thống.

Theo ý kiến của các nhà phân tích, trò chơi ảo ngày nay là một trong những món béo bở cho người làm quảng cáo. Họ cho rằng, trong tương lai, phương thức phổ biến những trò chơi này, -mà hiện tại đang có tên gọi “thử và mua” - có thể sẽ là miễn phí, nhưng lại ẩn chứa trong mình nội dung quảng cáo.

Thật là thú vị là công ty Google lao vào ngành quảng cáo trong trò chơi. Tạm thời hoàn toàn chưa rõ lắm là quảng cáo này sẽ thể hiện như thế nào, nhưng Google đã mua công ty AdScape với giá 23 triệu Mỹ kim, nhờ đó mà nó có thể sắp đặt các video quảng cáo trong các trò chơi ảo nổi tiếng. Trong tương lai Google có kế hoạch đưa các quảng náo này đến các trò chơi thông thường và trò chơi online.

Về trò chơi trực tuyến, ngày nay, đây là phân khúc phát triển nhanh nhất trong nền công nghiệp trò chơi. Và nhà làm quảng cáo rất hy vọng vào nó. Chỉ trong một trò World Warcraft của công ty Blizzard đã có hơn 10 triệu người chơi thường xuyên. Vấn đề nằm ở chỗ là những trò chơi online nổi tiếng nhất lại là các trò chơi tưởng tượng không có thật, mà về bản chất thì không thể đặt biển quảng cáo được. Tất nhiên, vẫn có thể cho xuất hiện bản quảng cáo vào lúc ban đầu như trong trường hợp xảy ra với FINAM trong trò Wizards World, nhưng trong phần lớn trường hợp trong các trò chơi tương tự rất khó sắp đặt các bản quảng cáo một cách nghiêm túc.

Điều gì đang chờ đợi chúng ta?

Theo dự báo, quảng cáo trong trò chơi điện tử sẽ xuất hiện ngày càng mạnh và mạnh liệt hơn. Theo kết quả của một cuộc điều tra, thì game thủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trong việc quyết định sự lựa chọn của người thân và người quen trong nhiều lĩnh vực, trong đó có điện ảnh và kỹ thuật. Cộng đồng này rất được các nhà quảng cáo quan tâm. Ngoài ra, các game thủ không phải là hoàn toàn ở tuổi thiếu niên. Theo thống kê thì có hơn một nửa người chơi game lớn hơn 18 tuổi.

Trò chơi đơn giản nhìn chung có thể thay đổi phương pháp phân phối trở thành hoàn toàn miễn phí. Game online sẽ có nhiều quảng cáo, vì sẽ có hàng triệu người. sử dụng trò chơi Việc bán trò chơi theo phương thức mua trả tiền sẽ gặp nhiều khó khăn nhất định.

Có một số vấn đề nổi lên cần phải chú ý. Quảng cáo hiệu quả như thế nào? Bằng cách nào để có thể tính toán hiệu quả? Người chơi sẽ tương tác với quảng cáo như thế nào khi mà nó xuất hiện quá nhiều? Tất cả vấn đề chỉ ra rằng, game thủ đang tỏ ra quan tâm đúng mực đến quảng cáo. Nhưng do quảng cáo trong trò chơi hiện nay cũng không quá nhiều. Còn sau đó sẽ như thế nào? Xác suất cao là họ sẽ bị ngập cổ trong quảng cáo.

Nhìn chung là mỗi một công ty tự mình đưa ra kết luận là họ có đáng sử dụng công cụ quảng cáo này không. Còn vấn đề là lĩnh vực này đang phát triển nhanh chóng thì không còn nghi ngờ gì nữa.

Theo BWPortal

0 nhận xét:

Đăng nhận xét