Pages

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Tiếp thị thực tế ảo trong Game Online

Câu hỏi lớn nhất đặt ra cho các nhà tiếp thị số là họ nên làm gì trong thế giới ảo đầy ma lực và kết nối không ngừng này. Sẽ không có câu trả lời thích đáng. Tuy nhiên, có một vài xu hướng mà chúng ta có thể thấy hiện nay khi dự định cho tương lai, và đưa ra một vài chỉ dẫn. Ngụ ý của những lời chỉ dẫn ở đây là các nhà tiếp thị số không nên suy nghĩ về một số thủ thuật, thay vào đó họ cần xây dựng nhãn hiệu toàn diện và lên kế hoạch bán hàng trong thế giới ảo. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của tiếp thị thực tế ảo:

Tất cả các bảng hiệu có thể truy nhập được:

Tất cả các loại bảng hiệu và bảng thông cáo đều trở thành một tiêu chuẩn cố định của game, đặc biệt là trong các game nhập vai thể thao. Thật thú vị khi hầu như các game thủ đều chấp nhận có quảng cáo xuất hiện trong loại game này vì các quảng cáo ấy giúp cho sự trải nghiệm game trở nên thật hơn; 37% game thủ nghiện game – tiêu tốn ít nhất 16 giờ mỗi tuần – trong khi số game thủ bình thường chiếm 27% - họ chỉ chơi 11 tiếng mỗi tuần – đặc trưng nổi bật là các sản phẩm thực tế và các công ty trong game đã tăng tính chân thực. Những người phát triển game cũng hoan nghênh hình thức quảng cáo như một nguồn quan trọng để thêm lợi nhuận.

Tuy nhiên, bảng hiệu trong game không còn chỉ là các nhãn hiệu nhìn thấy được nữa. Khi game kết nối vào mạng internet thì các bảng thông báo và các biểu ngữ có thể truy cập được. Hiện nay các nhà tiếp thị có một số lựa chọn thú vị. Ví dụ như bảng quảng cáo cho món pizza trong game có thể kết hợp với cửa hàng bánh pizza địa phương vì vậy người chơi game có thể mua bánh trực tuyến mà không ảnh hưởng đến việc chơi game. Thêm vào đó, tiếp thị có thể hướng đến việc tiêu dùng sản phẩm trong môi trường game, nơi người chơi có thể thực hiện các yêu cầu ảo và sau đó có thể nhận được sản phẩm mà họ yêu cầu trong thế giới thực.

Thông tin và phần thưởng trong game:

Ví dụ về chiếc bánh pizza được nói đến ở trên có thể đưa khách hàng đến việc mua bán. Tuy nhiên, khi kích chuột vào các bảng hiệu quảng cáo người ta có thể thấy thông tin, các video quảng cáo, phần thưởng hoặc phiếu mua hàng – tất cả nhắm mục đích thúc đẩy việc bán hàng và các hoạt động trong thế giới thực. Mọi hình thức bảng hiệu quảng cáo trong game được sử dụng như một phương tiện phản hồi trực tiếp cho một nhãn hiệu. Vấn đề là liệu sự tương tác có chứng tỏ quá nhiều quảng cáo chen ngang trong môi trường game là thành công với những người tham gia.

Quảng cáo và video trong game:

Một xu hướng ít gây phản cảm trong thế giới ảo là sử dụng quảng cáo trong game như quảng cáo trên tivi ảo trong nhà của người tham gia chơi Second life. Chỉ với những biển quảng cáo xung quanh của sân vận động cũng khiến cho game giống thật hơn nhiều, tất nhiên trong đó bao gồm cả quảng cáo trong thế giới ảo. Quảng cáo ảo ngày càng mang tính sáng tạo hơn và chuyển đổi sang các dạng thức mới. Chẳng hạn như chúng ta đã xem các video – nhiều video được quảng cáo hỗ trợ – được tạo ra trong thế giới ảo có sử dụng những hình ảnh trong game. Thậm chí người ta còn đặt cho nó một cái tên là machinima. Một số thử nghiệm ban đầu (ví dụ, Zinwarth và Illegal Danish Super Snacks) đã được xem hàng triệu lần. Xu hướng này mang tới cho các nhà tiếp thị số một lựa chọn thú vị giữa việc tạo ra các video phản ánh các hoạt động trong thế giới vật chất "thật" hay thay vào đó là tập trung vào việc cải thiện môi trường trong game.

Cửa hàng trong game:

Một xu hướng khác phát triển song song với thế giới vật chất là thiết lập việc kinh doanh thực sự trong thế giới ảo. Các nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay thường gắn liền thế giới ảo, vì vậy không có gì bất thường khi với các thành viên tham gia chơi game ngừng chơi bởi chiếc máy bán Coca-cola ảo hoặc ngừng chơi để kiểm tra các sản phẩm mới nhất của hãng IBM trong một cửa hàng ảo.

Ngày càng nhiều công ty trong thế giới thực đang thiết lập những cửa hàng trong game nhằm tăng sự hiện diện thể giới ảo để nhãn hiệu của họ được ưa thích hơn trong thế giới thực. Việc này không giới hạn trong các công ty chỉ kinh doanh hàng hóa, ngành dịch vụ cũng bùng nổ mô hình kinh doanh trực tuyến. Các ngân hàng, hãng sản xuất phim trong thế giới thực, thậm chí các đại lý quảng cáo cũng đóng một vai trong thế giới ảo. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải sự cạnh tranh. Những doanh nhân ảo đang xuất hiện trong một số lĩnh vực kinh doanh. Mục tiêu của họ không phải là đưa thế giới ảo về với thế giới vật chất mà thay vào đó, họ tìm cách tận dụng những lợi thế của cho mô hình kinh doanh mới như buôn bán đồ trong thế giới ảo. Việc buôn bán này – thực hiện bằng tiền thật – hiện nay rất phổ biến dưới cái tên là "nông dân vàng", nhiều nơi ở Trung Quốc, có những công việc toàn thời gian tạo ra các vật dụng trong game, hoặc tích luỹ các kỹ năng và điểm số trong game rồi bán lại cho những ngừơi chơi khác. Triệu phú đầu tiên trong thế giới ảo – người đã kiếm được một triệu USD tiền thật – là một người kinh doanh bất động sản ảo ở Trung Quốc.

Sự xác nhận, hoạt động quảng bá và buôn bán trong game:

Buôn bán trong game là một đề tài hấp dẫn đáng để bất cứ nhà tiếp thị số nào cũng phải cân nhắc. Thậm chí nếu bạn không quan tâm tới việc bán các hàng hoá ảo, bạn vẫn muốn nghĩ về việc thử nghiệm các sản phẩm trong thế giới ảo và việc buôn bán trong thế giới ảo ấy có thể ảnh hưởng tới công việc kinh doanh trong thế giới thật của bạn như thế nào. Đó là vì mua hàng trong thế giới ảo mang tính xã hội cao và mang lại cho bạn những khách hàng mới tiềm năng. Tất nhiên các nhân vật ảo đứng ngoài cuộc trong việc thử nghiệm một sản phẩm trong thế giới ảo, nhưng vẫn có một yếu tố mang tính xã hội sâu sắc khi các nhân vật ảo thường xuyên bàn luận về quyết định mua hàng của những người khác. Thực tế, sự liên kết cá nhân giữa các nhân vật trong thế giới ảo (việc thể hiện trong thế giới ảo được lựa chọn bởi người chơi game) hình thành nhanh hơn nhiều so với mối quan hệ giữa các game thủ với nhau trong thế giới thực.

Điều này làm nảy sinh vấn đề thứ hai là cân nhắc các giá trị - tạo ra các ảnh hưởng thực tế ảo. Các nhà tiếp thị sẽ tăng cường tìm cách xây dựng tầm ảnh hưởng và thể hiện nó trong thế giới ảo. Kết quả là nhiều thủ thuật tiếp thị ở thế giới thực sẽ được mô phỏng lại trong thế giới ảo. Hoạt động quảng bá ảo, tung ra các sản phẩm ảo, thậm chí sự xác nhận ảo sẽ trở thành quy tắc tiêu chuẩn. Dưới vai trò của nhân vật ảo, một phiên bản ảo của Richard Branson có thể ngay lập tức tìm kiếm bối cảnh ảo để xúc tiến quảng bá cho các sản phẩm Virgin, thậm chí còn có thể tham dự cả những sự kiện ảo. Thật đáng kinh ngạc!

Mối liên hệ của thế giới ảo và thực:

Theo Phó chủ tịch Chiến lược công nghệ của IBM Wladawsky- Berger36 "Hiện nay thế giới ảo đang ở giai đoạn như thời kỳ của video và VCRs đầu những năm 1980, hay web năm 1993". Vì thế một vài năm tới các nhà tiếp thị sẽ không thể đoán trước được những xu hướng phát triển của thế giới ảo. Đã có những kế hoạch để kết nối các thế giới ảo và mô phỏng lại tất cả các cơ cở hạ tầng tiếp thị của thế giới thực qua sự thể hiện trong thế giới ảo. Qua thời gian thì có thể sự liên kết và tác động qua lại giữa các MMOGs khác nhau chỉ như các quốc gia trên trái đất tác động đến nhau vì thương mại toàn cầu. Điều này khiến việc có một kế hoạch tiếp thị thực tế ảo hợp lý là cực kỳ cần thiết.

Second life (Cuộc sống thứ hai), do Linden Labs tạo ra, là phiên bản kĩ thuật số hoàn hảo nhất năm 2007. Second life mang đến 1 thế giới 3D màu sắc tươi sáng, gần như Grand Theft Auto đan xen với Lord of the Ring, tất cả đều do người sử dụng tạo nên. Người chơi tạo ra nhân vật ảo của chính họ ( avatar) và gặp gỡ mọi người trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trò chuyện bằng tin nhắn là hình thức sơ khai, giữa năm 2007 xuất hiện thêm việc trao đổi bằng tiếng nói.

Chúng ta hãy cùng xem xét những điều sau về Second life:

• Second life có tiền tệ riêng (đồng Linden) , nó có thể đổi ra đồng đô la Mỹ trong thế giới thực.

• Đến tháng 9 năm 2007, số tiền được sử dụng trong thế giới ảo này đã vượt quá 1 triệu USD một ngày (đó là sự thực, là đồng đô la Mỹ thực sự).

• Cư dân của Second life đã tăng từ 20.000 người năm 2005 lên 1 triệu người năm 2006 và tính đến tháng 9 năm 2007 Second life đã có gần 10 triệu cư dân (đó là những con người thực sự, đã đăng ký tài khoản và điều khiển một nhân vật ảo trong site này).

• Trong số những cư dân đó, có 1,5 triệu người đã vào trang web này trong vòng 60 ngày qua.

• Ít nhất có một cư dân của Second life đã trở thành triệu phú, thuê 20 nhân viên trong PRC xây dựng mọi thứ và cải tạo "vùng đất" họ sở hữu.

• Trên 60 công ty với số nhân viên khoảng 350 người đang hoạt động trong Second life để phục vụ cho những khách hàng ở thế giới thực, làm việc trong những dự án trị giá ít nhất 10 triệu USD.38

• Đã có những trung tâm học tập được thành lập bởi các trường đại học và các tổ chức phi lợi nhuận để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá kiến thức về môi trường.

• Second life đã tung ra thị trường nước hoa Calvin Klein ck N2U (thật không may là chẳng nhân vật ảo nào có thể trải nghiệm sản phẩm này ─ thế giới ảo không có mùi).

• Đã có một khu phố thương mại tương tác trong Second life (ALO Pointe) được xây dựng bởi ALO. Tại khu phố này, khách hàng có thể mua quần áo cho nhân vật ảo của họ, xem tivi, ván trượt, vv…; ALO nhận thấy đây là bước kế tiếp và là một bài học kinh nghiệm quan trọng39 để hướng tới một trang web 3D.

Second life cũng có địa chỉ của mình (giống như URLs của trang web) được gọi là SLURLs. Đó là những siêu liên kết có thể click vào đưa người sử dụng (những người đã được cung cấp một tài khoản Second life ) đến thẳng Second life, chuyển đến địa điểm các nhà quảng cáo đã chọn. Giống như lời một người bình luận: " Thay vì chỉ tới một trang web khác, khi bạn click một lần, bạn sẽ ngập chìm trong Net ."

Một số nhà quan sát ngành công nghiệp game cho rằng Second life là Microsoft mới với khả năng tương tự để tạo ra những công việc kinh doanh mới: "Trong vòng 2 năm tới, tôi nghĩ rằng Second life sẽ rất lớn mạnh, có lẽ lớn bằng cả cộng đồng game ngày nay".40 Khi hãng Toyota Motor Corp muốn tiếp thị sản phẩm Scion của họ tới những khách hàng trẻ tuổi, họ đã thuê Millions of Us (một công ty thiết kế trong Second life) xây dựng Thành phố Scion ─ một hòn đảo theo thuyết vị lai, với một công việc bán ôtô Scion của Toyota, và có một trường đua nơi các nhân vật ảo có thể thử lái ôtô Scion! Người ta đã mất 10 tuần để xây dựng Thành phố Scion và tiêu tốn 100.000 USD, cộng thêm 10.000 USD mỗi tháng để sửa sang thành phố này. Mặc dù mục tiêu không nằm trong trang web, chất lượng và thời gian tương tác với nhãn hiệu có lẽ đã được nâng cao hơn nhiều.

(Nguồn: Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét