Pages

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Nghệ thuật khuyếch trương và ám thị trong quảng cáo

Đây là hai trong số rất nhiều phương pháp quảng cáo, tuy đã được áp dụng từ rất lâu nhưng hiệu quả lại rất mới mẻ.

Quảng cáo khuyếch trương dẫn người tiêu dùng tới không gian tư duy rộng lớn, trong khi phương pháp ám thị lại là cách tích luỹ, gián tiếp làm ảnh hưởng tới tâm lý và hành vi của con người, khêu gợi liên tưởng của khách hàng.


Ảnh minh hoạ.

Một thẩm mỹ viện nổi tiếng tại Chicago Mỹ từ quảng cáo: “chớ nháy mắt với cô gái trẻ vừa trong thẩm mỹ viện này bước ra vì cô ta có thể là bà nội của bạn”.

Còn một công ty du lịch Thuỵ sĩ lại viết: “Sao không lên chơi núi Anpơ? 6 ngàn năm nữa ngọn núi này sẽ biến mất”.


Núi Anpơ

Một số hãng bia trên thế giới cũng từng áp dụng phương pháp ám thị để đưa hình ảnh của mình tới với khách hàng. Một hãng bia của Nhật muốn quảng cáo sản phẩm bia mới không cần tới dụng cụ mở nút chai, đã quảng cáo rộng rãi trên truyền hình hình ảnh một cô gái yểu điệu khẽ gẩy nhẹ nút chai hay hình ảnh một ông già cầm chai bia, nhìn thẳng vào ống kính khuôn hình nói: “từ nay khỏi cần răng nữa”.

Đặc biệt không kém, một hãng nước hoa của Pháp, tung ra sản phẩm mới với dòng chữ quảng cáo: “sản phẩm này đặc biệt hấp dẫn người khác giới, do vậy xin tặng cuốn “giáo trình tự vệ” cho các cô gái”. Tít quảng cáo này đã đánh vào tâm lý của các cô gái, bởi cô gái nào cũng muốn mình trở nên hấp dẫn trước phái mạnh.

Có một quan điểm là Quảng cáo, với tư cách là những tuyên bố, những cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng, rất đáng được chúng ta suy xét kỹ lưỡng về nội dung nhưng tiếc rằng lại thường bị coi nhẹ. Nhà quảng cáo thường chú trọng nhiều hơn đến hình thức. Mâu thuẫn giữa quảng cáo và thực tế là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều sản phẩm tàn lụi trên thị trường.

Tuy nhiên, với những sản phẩm tốt, nhà sản xuất hoàn toàn tự tin khi tung ra sản phẩm mới thì hai phương pháp quảng cáo trên là cách tạo ấn tượng sản phẩm đối với khách hàng.

Hà Anh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét